Chúng tôi nghiên cứu, phát triển các điểm đến văn hóa, du lịch bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ dịch vụ và tổ chức thực hiện các dự án ngành dịch vụ hiếu khách phục vụ khách du lịch tham quan, trải nghiệm và khám phá văn hóa Việt Nam. Chúng tôi nỗ lực góp phần quảng bá Việt Nam ra với thế giới cũng như tiếp cận gần hơn với giới trẻ Việt Nam bằng nét đẹp đa dạng của 54 dân tộc với nền văn hóa giàu bản sắc, các làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa... trải dọc theo dải đất hình chữ S thông qua các hình thức tương tác, trải nghiệm thực tế. LongLink VietNam đã và đang bền bỉ hành trình kiến tạo loại hình “dịch vụ hiếu khách-dịch vụ từ trái tim, dịch vụ cảm xúc, dịch vụ tương tác với...di sản” là yếu tố cốt lõi trong hệ sinh thái của mình với sự kết nối các giá trị ngàn năm văn hiến, hồi sinh những di sản quý báu mà đâu đó đã từng bị lãng quên trong dòng chảy hối hả của sự hội nhập, của đời sống đương đại luôn đổi mới, sáng tạo...để không làm dứt gãy nguồn mạch truyền thống. • Hoạt động giáo dục di sản: tại điểm đến Hồ Văn-Văn Miếu-Quốc Tử Giám là quần thể di tích Quốc Gia đặc biệt với giá trị cốt lõi là bản tồn, gìn giữ, tôn vinh và phát huy đạo học Việt Nam. Di tích này được xây dựng từ thế kỷ thứ XI, là trường Đại học đầu tiên đào tạo nhân tài cho bộ máy nhà nước của các triều đại quân chủ phong kiến Việt Nam. Tại nhà Thái Học trong nội tự Văn Miếu cũng là nơi thờ tự, tưởng nhớ công ơn ba vị vua anh minh Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, thày giáo Chu Văn An - Tư Nghiệp trường Quốc tử Giám cùng các vị hiền tiền đã có công sáng lập, kế tục và phát triển văn Miếu Quốc Tử Giám thành trung tâm văn hóa-giáo dục, biểu tượng của Đạo Học Việt Nam. Hoạt động giáo dục di sản tại Hồ Văn -Văn Miếu được diễn ra quanh năm qua các mùa sự kiện. Không gian“Làng trong phố” tại Hồ Văn được tái hiện lại bối cảnh làng quê Việt Nam của các bậc nho sỹ đạo cao, đức trọng đã ngày đêm khổ luyện, rùi mài kinh sử đến chốn kinh kỳ phố thị tranh tài trong các cuộc thi đình để trở thành những bậc hiền tài-nguyên khí của quốc gia, vang danh muôn đời. • Tổ chức sự kiện: với định hướng tôn vinh giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật truyền thống, Longlink Việt Nam luôn được các đối tác, lãnh đạo, các tổ chức nhà nước và tư nhân tín nhiệm giao trọng trách triển khai thực hiện các sự kiện thường niên và các sự kiện văn hóa cấp thành phố và cấp quốc gia tại Trung tâm Văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám. • Dự án PART - Performing Arts Revival Theatre ( Nhà hát bảo tồn nghệ thuật dân gian Việt Nam) với mục tiêu bảo tồn, phát triển và quảng bá các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam trong các lĩnh vực âm nhạc và sân khấu: Không gian biểu diễn sân khấu nhỏ: show diễn “Cung điệu Việt-Việt Nam Melodies”) tại Đình Kim Ngân-phố cổ Hà Nội, số 42 Hàng Bạc với các loại hình Quan họ Bắc Ninh, ca trù, trống, đàn bàu, đàn tam thập lục, sáo trúc, t’rưng… là một trong chuỗi những dự án bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống, tạo sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu giải trí và quảng bá văn hóa Việt Nam ra với thế giới. Du khách có cơ hội trải nghiệm nhạc cụ dân tộc và không gian tương tác với nghệ sỹ. • Tái hiện không gian chế tác bạc xưa tại đình Kim Ngân và phố nghề Hàng Bạc Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ (tổ trăm nghề) Hiên Viên. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, đình Kim Ngân có từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI do ông Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra Kẻ chợ ( Phố cổ Hà Nội) làm nghề đúc bạc cho triều đình. Ngày nay, Đình Kim Ngân nằm trên phố Hàng Bạc, được coi là một trong những đình cổ kính, rộng nhất trên địa bàn phố cổ là một minh chứng về quá trình hình thành, phát triển của các phố nghề tại kinh thành Thăng Long xưa. Giai đoạn đầu thế kỷ 20 đến nay, Hàng Bạc là khu phố tập trung sinh sống nhiều người thợ kim hoàn Hà Nội. • Bảo trợ các phường rối nước dân gian Dự án PART- Bảo tồn nghệ thuật truyền thống với chương trình trình diễn rối nước dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Mục tiêu gìn giữ, phát huy và lan tỏa những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, đưa nghệ thuật múa rối nước với những yếu tố bí mật, khác biệt, đa dạng đến gần hơn với giới trẻ Việt Nam và đi xa hơn đến với bạn bè quốc tế. Thông qua chương trình trình diễn nghệ thuật rối nước dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã giúp cho các thế hệ trẻ các phường rối nước như Đào Thục (Đông Anh), Đồng Ngư (Bắc Ninh); Thanh Hải (Hải Dương); Nghĩa Hưng (Nam Định); Nguyên Xá (Thái Bình)... có cơ hội tiếp nối gìn giữ giá trị nghệ thuật rối nước hàng ngàn năm tuổi-đặc sản văn hóa nghệ thuật của nền văn minh lúa nước khu vực Bắc trung bộ Việt Nam có một không hai trên thế giới. Hệ thống tour du lịch: tham quan trải nghiệm, tương tác với nghệ nhân làng nghề các tỉnh thành khu vực Bắc Bộ. Chuỗi Jeep tour Sun Set & Sun Rise Mũi Né-Bình Thuận để khám phá vẻ đẹp của hoàng hôn và bình minh bên biển của vùng đất còn hoang sơ, cuộc sống làng chài, những đồi cát di động tự nhiên tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhiếp anh gia đọat giải thưởng thế giới. • Ẩm thực: Quán Gánh quà quê giới thiệu các món ăn truyền thống các vùng miền Việt Nam trong các sự kiện văn hóa tại Hồ Văn-Văn Miếu quốc tử Giám. Nhà hàng, Bar và LongSơn MuiNe Campground phục vụ khách du lịch với công suất hàng ngàn thực khách. Chuyên tổ chức phục vụ các chương trình Team Building, Gala Dinner với không gian của resort bên biển cho đối tượng khách đoàn nội địa và đối tượng Backpacker Châu Âu trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt và trải nghiệm các hoạt động dưới nước như chài lưới, chèo thuyền thúng, thể thao bãi biển, các chương trình đào tạo lướt ván buồm.